Có một loài chim mờ sáng,
từ biển khơi mù sương, đàn chim ríu rít gọi nhau bay đến những cánh
rừng già, ruộng đồng, sông núi. Chúng chao liệng giữa tầng không.
Loài
chim kén ăn chỉ ăn những thức ăn chúng kiếm được trên đường bay là côn
trùng và một số ăn mật hoa, chim không uống nước hồ ao mà chỉ uống sương
trời thanh khiết: Chim Yến.
Hiện nay, chim yến có khoảng 400 loài thuộc 3 họ:
1/ Yến (Apodidae)
2/ Yến
mào(Hemiprosnidae)
3/ Chim ruồi (Trochilidae)
Ở Việt Nam đã gặp 9 loài:
+ Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus)
+ Yến núi (Aerodramus brevirostris)
+ Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta)
+ Yến đuôi cứng bụng
trắng (Hirundapus cochinensis)
+ Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea)
+ Yến cọ
(Cypciurus batasiensis)
+ Yến hông trắng (Apus pacificus)
+ Yến cằm trắng
(Apu affinis)
+ Yến mào (Hemipsocne longipennis)
Chim yến có
rất nhiều loài khác nhau; chúng có thói quen dùng nước bọt của mình để
xây tổ. Nước bọt được đem trộn với các vật liệu khác như cỏ, rêu, lông
chim, khi khô quánh lại có độ cứng không kém gì đá.
Mỗi loài yến dùng
một loại vật liệu riêng gắn bằng nước bọt để xây tổ, có 3 loài chim Yến
tổ có thể ăn được đó là Yến ấn Độ (Collocalia unicolor), Yến tổ đen (C.
maxima) và Yến tổ trắng (C. fuciphaga). Yến tổ trắng làm tổ hoàn toàn
bằng nước bọt của mình, Yến tổ đen có thêm 10% là lông chim.
Loài
chim yến cho tổ trắng này thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam,
Thái Lan, có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là
Collocalia fuciphaga) chia ra làm nhiều phân loài.
Ở
nước ta đặc biệt có loài Chim Yến hàng (còn gọi là Chim Yến nhỏ, Hải
Yến..) là loại chim độc đáo nhất thế giới Tên tiếng Anh: German's
Swiftlet Tên khoa học: Aerodramus germani, là lòai làm tổ hoàn toàn bằng
nước dãi.
Tổ chim yến có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Tổ
chim Yến là món đứng đầu trong bát trân, tức 8 món ăn quý dành cho vua
chúa (cùng với hải sâm, bào ngư, tai gấu…). Trong tổ yến có hàm lượng
cao các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ.
Yến sào có 3 loại:
+ Mao yến: Là tổ làm lúc đầu để đẻ trứng nên chứa nhiều lông yến, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn.
+ Bạch yến: Là tổ làm lần thứ hai sau khi mao yến bị lấy mất, có màu trắng tinh, nửa trong suốt.
+ Huyết yến: Là loại yến sào quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ mà người ta cho rằng đó là do máu của yến lẫn với nước dãi

Tổ
Yến có giá trị kinh tế cao, nên bên cạnh việc khai thác tổ yến tự
nhiên, hiện nay ở Indonesia và Malaysia người ta đã nghiên cứu phát
triển nghề nuôi yến trong nhà.
Nguyên tắc của nghề này là trong vùng
phải có một loài yến cùng giống (Collocalia) với yến hàng. Loài yến bụng
trắng Collocalia esculenta ở Indonesia và Malaysia đáp ứng được tiêu
chuẩn này. Yến bụng trắng thuộc nhóm yến đen bóng, không có âm dội (sóng
âm phát ra để định vị vật thể). Giống này làm tổ bằng cỏ có ít nước bọt
gắn kết. Chúng làm tổ trong các ngôi nhà với số lượng vài trăm con.
Điều này đã quyến rũ yến hàng vào theo. Khi yến hàng làm tổ trong nhà
thì người ta lấy trứng yến hàng cho yến bụng trắng ấp. Kết quả là yến
hàng tăng dần số lượng và thay thế cho yến bụng trắng. Sau khi yến hàng
đã có số lượng nhiều, người ta che dần các cửa sổ, cửa lớn làm cho ngôi
nhà tối lại như hang yến. Yến bụng trắng không có âm dội nên phải ra
ngoài, nhường nhà cho yến hàng.
Trong
cộng đồng chim Yến không có vấn đề tranh giành hay chiếm đoạt tổ ấm,
con này không bao giờ chung chạ với bạn của con khác. Thậm chí chúng
không bao giờ lẫn lộn về tổ của nhau. Cả hai vợ chồng cùng xây dựng tổ
ấm, mẹ ấp trứng, cha kiếm mồi nuôi con.
Mỗi năm chim mái chỉ đẻ một lần, từ một đến hai trứng, màu trắng, kích thước khoảng 14 x 22mm.
Chim
Yến là một loài chim chung thủy, son sắt. Mùa Xuân là mùa tình yêu của
Yến, cả đàn cứ chao liệng quanh hang tìm đôi tìm cặp. Chúng bay lượn
suốt cả ngày như thế không mỏi mệt, quên ăn, tíu tít bên nhau như vui
vầy duyên mới. Chim
kết đôi và cùng nhau xây tổ mùa làm tổ của chim từ tết đến tháng ba.
Giữa các lần xây tổ và đẻ trứng, chim thường treo trên vách đá để ngủ.
Sau
khi chim mẹ và chim bố vừa xây xong tổ, tức vào khoảng đầu tháng 4 âm
lịch, lúc ấy có từ 5 đến 10% số chim đẻ trứng, người ta bắt đầu hái tổ
yến tức thu hoạch vụ một (Mao Yến).
Nguồn: internet